Ôm con đi cấp cứu vì tai nạn thường gặp xảy ra trong nhà

Phát hiện cháu trai 2 tuổi đột ngột ho sặc sụa không ngừng,Ômconđicấpcứuvìtainạnthườnggặpxảyratrongnhà môi tím tái, thở dốc, miệng đầy mùi dầu, bà của bé khẩn trương gọi người đưa trẻ đi viện cấp cứu.

Tai nạn sinh hoạt xảy ra với bé K. vào chiều 5/7. Bệnh nhi được đưa đến khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ).

"Thấy cháu ho sặc sụa, miệng đầy mùi dầu, bên cạnh là chai dầu đã mở nắp, tôi biết cháu uống phải dầu thắp đèn bàn thờ", bà của bé K. kể lại. 

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Hồng Nhung, người trực tiếp điều trị bệnh nhân, cho biết bé K. nhập viện trong tình trạng tỉnh chậm; ho sặc sụa; nhịp thở nhanh nông; tím môi, đầu chi, bụng chướng nhẹ.

"Bé được chẩn đoán viêm phổi cấp do sặc dầu thắp và được chỉ định thở oxy liên tục, thụt tháo, dùng thuốc theo phác đồ điều trị", bác sĩ Nhung cho biết. Tình trạng tiến triển tốt, bé không còn phụ thuộc oxy sau gần 24 giờ gặp tai nạn. Sau 6 ngày, bé chơi ngoan, ăn ngủ tốt và hết hoàn toàn các triệu chứng, được ra viện.

Nuốt nhầm hóa chất, xăng, dầu, chất tẩy rửa... là tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc hóa chất tại nhà là do người lớn bất cẩn không để ở nơi an toàn khiến trẻ ăn, uống nhầm.

Việc cha mẹ chủ quan đựng các dung dịch cọ rửa, thuốc chuột, cồn, xăng, dầu vào các vỏ chai nước suối, nước ngọt, các chai lọ với màu sắc bắt mắt, ở những nơi dễ thấy, trong tầm tay với của trẻ là mối nguy hiểm tiềm tàng. 

Để phòng tránh các nguy cơ, trẻ nhỏ cần có sự giám sát liên tục của người lớn, bên cạnh đó phụ huynh phải có các biện pháp để phòng tránh nguy hiểm cho trẻ. 

Đáp chuyến bay khẩn cấp từ Nhật về Việt Nam để cứu đôi mắt sau mũi tiêm vào tránCô gái đang ở Nhật Bản vội vã đặt vé về Việt Nam mong mỏi cứu được con mắt bị biến chứng nặng nề sau mũi tiêm vào trán, thị lực gần như mất hoàn toàn.
发表我的评论
取消评论
表情 签到
流汗坏笑撇嘴大兵流泪发呆抠鼻吓到偷笑得意呲牙亲亲疑问调皮可爱白眼难过愤怒惊讶鼓掌

Hi,您需要填写昵称和邮箱!

<#longshao:bianliang3#>